Smartphone thực sự đã thay đổi con người như thế nào?
(ĐSVH) Con người đang ngày càng vượt ra khỏi thế giới thực và sống trong thế giới kỹ thuật số (thế giới ảo) ở khắp mọi nơi, ngay cả khi đi bộ.
Nhiều người dùng đang trở nên “nghiện” smartphone khi mọi lúc, mọi nơi đều sử dụng chúng. Vì thiết bị này mà không ít người gặp phải các tai nạn nhỏ như: ngã cầu thang, đâm vào cột đèn hay nghiêm trọng hơn là đâm trúng các phương tiện giao thông.
Theo một nghiên cứu gần đây của Đại học Anglia Ruskin, Anh, việc vừa đi bộ vừa sử dụng smartphone để nhắn tin, gọi điện sẽ thay đổi khá nhiều hành vi của người dùng. Các nhà khoa học đã sử dụng các bộ cảm biến chuyển động để ghi lại chuyển động của chủ thể khi họ vừa bước đi, vừa sử dụng điện thoại và máy theo dõi mắt để đo phản xạ của mắt.
Việc sử dụng smartphone khiến người dùng tập trung quan sát kém hơn.
Để thử nghiệm, những người tham gia phải sẽ được đặt ngẫu nhiên chướng ngại vật trên đường đi trong 3 trường hợp: sử dụng điện thoại thông minh để nhắn tin; gọi điện hoặc không sử dụng smartphone. Kết quả cho thấy khá thú vị, khoảng thời gian mà người tham gia dành để quan sát và tránh chướng ngại vật đã bị giảm đi 61% khi đang gọi điện hoặc nhắn tin.
Nghiên cứu cũng cho thấy, chân người chỉ nhấc lên với góc 18 độ và di chuyển chậm hơn tới 40% so với khi không sử dụng smartphone. Do còn chú ý tới màn hình điện thoại để không gõ sai nội dung hoặc đọc chính xác tin nhắn nên khả năng quan sát của con người sẽ bị thu hẹp lại, hạn chế khả năng phát hiện ra vật cản và không tránh kịp thời.
Kết quả, tai nạn có thể xảy ra bất cứ khi nào, ví dụ như đâm vào người khác hoặc đâm vào các phương tiện giao thông. Để khắc phục tình trạng này, Trung Quốc đã bắt đầu cho tách biệt một số đoạn đường dành riêng cho người thường xuyên sử dụng smartphone. Ở một số quốc gia Châu Âu, các biển báo cũng được dựng lên để cảnh báo người đi đường và các phương tiện qua lại.
Theo khampha.vn