Sau lễ 30/4 - 1/5 chỉ hơn 100 ngày nữa là có thêm kỳ nghỉ dài 4 ngày để du lịch

(ĐSVH) Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, trong năm nay, người lao động còn được nghỉ dịp Quốc khánh 2/9. Tính từ ngày 2/5, du khách có 123 ngày để lên kế hoạch cho chuyến đi dịp này.

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, công chức, viên chức của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ tối đa là 4 ngày (31/8-3/9) vào dịp Quốc khánh 2/9. Còn người lao động có thể được nghỉ 3 ngày liên tiếp (1/9-3/9).

Đây cũng là kỳ nghỉ lễ cuối cùng trong năm 2024 của công chức, viên chức, người lao động, kết thúc 11 ngày nghỉ lễ, Tết được hưởng nguyên lương.

Sau ba tháng cao điểm hè thường tập trung vào các thành phố biển, dịp lễ 2/9 sắp tới, du khách có thể cân nhắc lựa chọn những địa điểm sở hữu những đặc trưng riêng của mùa thu - đông. 

Mù Cang Chải (Yên Bái): Từ tháng 9 đến tháng 10, lúa trên các thửa ruộng bậch thang Mù Cang Chải chuyển sang sắc vàng rượi, đẹp như tranh vẽ. Nơi đây có nhiều địa danh nổi tiếng cùng các hoạt động vui chơi mạo hiểm. Điển hình là Đèo Khau Phạ, nơi diễn ra hoạt động dù lượn hàng năm với tên gọi lễ hội Bay trên mùa vàng. Từ đây, phi công và du khách vừa nhảy dù trải nghiệm cảm giác mạnh vừa có thể ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng Lìm Mông trong mùa lúa chín. Nếu yêu thích du khách nên đặt tour trước để có suất nhảy dù. Ảnh: Hiền Mai.

Đà Lạt sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và bầu không khí trong lành, mát mẻ. Đến Đà Lạt vào tháng 9, du khách sẽ được đắm mình trong không gian mộng mơ của cỏ cây, hoa lá, những cánh đồng hoa dã quỳ, tam giác mạch bất tận. Tại đây, du khách có thể du lịch nghỉ dưỡng, retreat tại các homestay, resort ẩn mình trong rừng thông, tham gia hoạt động như leo núi, cắm trại, trekking, săn mây ở khu vực hồ Tuyền Lâm, Lang Biang... Ảnh: @phng.annh, @onganhh25.

Pù Luông (Thanh Hóa) là điểm đến phù hợp cho những chuyến nghỉ dưỡng ngắn ngày. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông cách trung tâm Thanh Hóa 130 km về phía tây bắc, cách Hà Nội khoảng 150 km. Rời xa Hà Nội ồn ào, đến Pù Luông tôi như được kết nối với thiên nhiên, tận hưởng những giây phút tính lặng. Ảnh: @anhthy, @whereizhanhan.

 Du khách đến đây có thể tận hưởng không khí trong lành, hít hà mùi thơm từ ruộng lúa đang độ chín. Bạn có thể lựa chọn các khu nghỉ dưỡng sinh thái, dành thời gian thư giãn, trị liệu và ngắm cảnh ở khu bảo tồn thiên nhiên. Ngoài ra, nếu muốn khám phá thiên nhiên hoang sơ tại đây, bạn có thể lựa chọn trekking. Ảnh: @whereizhanhan.

Du khách đến đây có thể tận hưởng không khí trong lành, hít hà mùi thơm từ ruộng lúa đang độ chín. Bạn có thể lựa chọn các khu nghỉ dưỡng sinh thái, dành thời gian thư giãn, trị liệu và ngắm cảnh ở khu bảo tồn thiên nhiên. Ngoài ra, nếu muốn khám phá thiên nhiên hoang sơ tại đây, bạn có thể lựa chọn trekking. Ảnh: @whereizhanhan.

Núi Bà Đen (Tây Ninh) thuộc quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen, cách TP.HCM khoảng 100 km. Bà Đen có độ cao 986 m, là ngọn núi cao nhất Nam Bộ. Ngoài chiều cao ấn tượng, nơi đây còn có khung cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non hùng vĩ. Ảnh: @thanh_luong1504.

Hoàng Su Phì (Hà Giang) cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 80 km về phía Tây, tọa lạc dưới chân núi Tây Côn Lĩnh hùng vĩ. Những thửa ruộng vàng ươm hòa với lấp ló dưới những khoảng rừng, khe suối và nương chè tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp. Ngoài ra, du khách sẽ được thưởng thức hương vị đặc trưng của nơi đây như cơm lam, cốm nếp... vào thời gian tháng 9. Ảnh: @hothiennga.

Trekking Núi Cấm (An Giang): Thiên Cấm Sơn còn gọi là Núi Cấm là ngọn hùng vĩ nhất trong dãy Thất Sơn, điểm đến tâm linh hàng đầu An Giang mang nhiều câu chuyện huyền bí tâm linh. Hành hương kết hợp ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên, hít thở không khí trong lành, cùng tiếng xào xạc của gió hòa vào tiếng lá tự nhiên hứa hẹn là trải nghiệm đáng giá. Ảnh: @tcnam, @mia.

 Hành trình trekking Thiên Cấm Sơn được chia thành hai hành trình chính. Một là từ chân núi lên đến chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh; hành trình này mất khoảng 2 đến 4 giờ đi bộ. Hai là hành trình từ chùa Vạn Linh lên Điện Bồ Hong (Điện Ngọc Hoàng); hành trình này từ 20-60 phút di chuyển.

Hành trình trekking Thiên Cấm Sơn được chia thành hai hành trình chính. Một là từ chân núi lên đến chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh; hành trình này mất khoảng 2 đến 4 giờ đi bộ. Hai là hành trình từ chùa Vạn Linh lên Điện Bồ Hong (Điện Ngọc Hoàng); hành trình này từ 20-60 phút di chuyển.

https://baomoi.com/123-ngay-nua-ban-co-them-ky-nghi-dai-4-ngay-de-du-lich-c48987606.epi

du lịch , nghỉ lễ , 2/9