Những trăn trở với nghề múa của Đạo diễn – Biên đạo Thanh Hải
(ĐSVH) Đạo diễn – Biên đạo Thanh Hải là người đứng sau rất nhiều chương trình, lễ hội lớn đoạt được không ít giải thưởng uy tín. Nhân dịp TPHCM vừa nới lỏng giản cách xã hội giữa đại dịch Covid-19, anh đã chia sẻ những trăn trở và mong ước với nghề múa hiện nay…
Đạo diễn hay biên đạo múa đều quan trọng như nhau!
Theo tôi nghề nào cũng có cái hay - cái quan trọng như nhau cả, Đạo diễn hay Biên đạo múatôi đều mặn mà và yêu quý như nhau , cả 2 đều hỗ trợ - bổ sung qua lại cho nhau trong các chương trình nghệ thuật, vì cùng là loại hình nghệ thuật với nhau mà….Tôi xuất thân là 1 diễn viên Múa rồi học lên Biên đạo múa, qua thời gian trải nghiệm trong nghề, họchỏinâng cao và được sự dìu dắt chỉ dạy của các Thầy, các Đạo diễn giỏi trong nghề mà tôihiểu thêm và thưởng thành hơn trong nghề Đạo diễn – Biên đạo múa như bây giờ.
Đạo diễn – Biên đạo Thanh Hải
Như Biên đạo múa cũng cần ý tưởng, cần nội dung kịch bản rồi từ đósáng tạo dàn dựng dựa trên ngôn ngữ hình thể của diễn viên múa. Để diễn tả và thể hiện được hết ý tưởng ý đồ mà mình cần truyển đạt đến cho khán giả xem, trong đó cũng có sự kết hợp với âm nhạc , ánh sáng, bối cảnh, đạo cụ…mà do chính mình làm Đạo diễn toàn bộ sự phốihợp trên, để tạo nên 1 tác phẩm múa hay nhiều sinh động và hấp dẫn…
Còn Đạo diễn thì rộng hơn, bao quát hơn nhiều thứ…. Phải am hiểu nhiều, biết kếthợp các loại hình nghệ thuậtlại với nhau như ca, nhạc, thời trang, âm thanh ánh sáng…Rồi cũng phải cần lên nội dung kịch bản, từ đó xây dựng lên ý tưởng tạo thành một chương trình nghệ thuật đầy màu sắc mà trong đó cũng có sự phối hợp chặt chẽ của múa. Mà trong 1 chương trình nghệ thuật, Múa đã chiếm hết 45 % rồi, còn lại chia đều cho các thể loại…Vì thế với tôi, Đạo diễn hay Biên Đạo múa đều quan trọng và tôi “mặn” cả hai.
Mong việc đào tạo diễn viên múa kế thừa tốt hơn
Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay có một lực lượng diễn viên múa hùng hậu đang làm nghề tại các nhóm, các Câu lạc bộ, các vũ đoàn, Đoàn Nghệ Thuật và nhà hát công lập. Nhưng người trong nghề vẫn rất lo lắng về những rào cản khác nhau khiến nghệ thuật múa chưa thể phát huy hết giá trị, hiệu quả trong đời sống văn hóa nghệ thuật hiện tại.
Đạo diễn – Biên đạo Thanh Hải trong vai trò giảng viên
Vì thế vấn đề đào tạo diễn múa hiện nay vẫn còn chưa linh hoạt và cập nhật với xu thế như Giáo trình đào tạo múa hiện gần như lạc hậu, kể cả ở các trường nghệ thuật miền Bắc và miền Nam, việc thống nhất các giáo trình còn nhiều bất cập, mỗi trường sẽ có phong cách dạy và giáo viên dạy với cách khác nhau, rồi từng vùng miền đặc trưng khác nhau, cho nên cần thống nhất lại và cần phải xem lại giáo trình đào tạo làm sao cho phù hợp thời đại và nhu cầu thực tiễn của cuộc sống.
Đào tạo chính quy chuyên ngành múa Ballet 6 - 7 năm trời cho các bạn trẻ, rồi sau khi ra trường, các bạn lại không biết đi đâu, về đâu vì biên chế hay hợp đồng chỉ có hạn. Trong khi học múa dân gian, múa đương đại, chỉ khoảng 2 - 3 năm, khi ra trường là các em có thể có việc làm ngay. Khoảng vài năm trước, để thi đậu chuyên ngành Ballet, các trường tuyển sinh từ mấy ngàn người, nhưng chỉ chọn được có vài người xuất sắc và các em học chưa ra trường là đã có các đơn vị nghệ thuật đã đến “đặt cọc” trước. Giờ, chỉ cần đóng tiền là ai cũng có thể được vào học, nhưng khi ra trường, không có đơn vị nhà nước nào nhận ngay, mà phải tự đi xin việc làm, rất bấp bênh nghề có khi bỏ nghề múa để làm nghề khác. Rồi vấn đề giảng viên hiện nay cũng đáng lo ngại, ngoài một số giáo viên được đào tạo nâng cao từ Huấn luyện chuyên nghành, vẫn còn một số mang tính chắp vá chứ chưa chính thống. Các giảng viên múa đương đại phải tự nâng cao kiến thức chuyên môn qua các lớp đào tạo ngắn hạn, nên tiếp nhận kiến thức còn nhiều hạn chế. Việc một số giảng viên trẻ vẫn kịp thời cập nhật kiến thức mới để bổ sung vào giáo trình, chuyển tải đến học sinh nhưng cũng chỉ là giải pháp mang tính cá nhân, thực tiễn vẫn đòi hỏi có sự đổi mới về giáo trình từ cấp bộ.
Đạo diễn – Biên đạo Thanh Hải chỉ đạo một chương trình
Như ta thấy, diễn viên múa thì rất đông và phong phú, nên không sợ thiếu , mộtphần được đào tạotừ các trường múa chính quy như Học Viên Múa Việt Nam, trường Múa TP.HCM, Trường ĐH VH NT Quân đội và một số trường Nghệ Thuật khác, rồi một số đi lên từcác phong trào, các đội nhóm, CLB có năng khiếu múa cũng có thể tham gia cùng nhiều chương trình với nhaunên nhiều lúc cũng được đánh đồng là các diễn viên múa chuyên nghiệp chung với nhau, rất khó phân biệt khi múa tập thể đồng đều. Chỉ khi tách rờiriêng múacần phải dùng kỹ thuật hay cần chuyên môn tốt thì mới phân biệt rõ như thế nào .Chính vì thế, vấn đề đào tạo diễn viên múa kế thừa hiện nay rất cần thiết và phải phù hợp với xu thế hiện nay. Qua đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường nghệ thuật với nhau,thống nhất lại giáo trình cho phù hợp, đào tạo giảng viên đúng với chuyên môn, sẽ giúp cho việc đào tạo diễn viên múa kế thừa tốt hơn và phát triển hơn về sau…
Đạo diễn – Biên đạo Thanh Hải và đạo diễn Đoàn Khoa
Với tôi, sau 1 thời gian trải nghiệm làm nghề và tham gia rất nhiều các chương trình nghệ thuật lớn nhỏ khác nhau, tôi cũng có một số ít kinh nghiệm từ những trải nghiệm thực tế mà mình tích lũy. Từ đó tôi sẽ truyền dạy cho các bạn sinh viên những bước cơ bản cũng như các kinh nghiệm mà tôi từng trài để các bạn nắm vững trước khi bước vào nghề.. Và khi đứng trên bục giảng tôi lúc nào cũng luôn nhắc đến và nói học trò mình phải luôn nhớ kỹ đó là “Tôn Trọng và Cố Gắng” khi làm nghề. Đó là :
- Tôn trọng với công việc mình làm, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng thầy cô dù họ dạy ít hay nhiều chính những cái đó cho mình nhiều kinh nghiệm khi làm nghề. Tôn trọng khán giả và nhất là tôn trọng chính nghề nghiệp mình đang học đang làm
- Cố gắng hết khả năng của mình, nỗ lực và kiên trì với công việc và nghề mình theo…Dù khó khăn đến đâu cũng nên cố gắng từng bước để làm cho tốt, đừng vì cái lợi ích trước mắt mà làm mọi cách để đạt cho bằng được rồi chỉ 1 thời gian ngắn thôi sẽ mất hết. Hãy cố gắng bằng chính năng lực của mình sẽ có những thành tựu về sau...
Với ngành múa mong ước lớn nhất của tôi là làm thế nào để đưa nghệ thuật múa Việt Nam vươn đến đỉnh cao. Tôi luôn tin tưởng rằng, với nhiều tài năng diễn viễn múa, tâm huyết với nghề và sự nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, nhiệt tình, trách nhiệm của tất cả các anh chị em nghệ sĩ - biên đạo múa, sẽ có nhiều công trình, tác phẩm múa có giá trị tư tưởng, ý nghĩa nhân văn với chất lượng nghệ thuật cao được giới thiệu và ghi dấu ấn trong đời sống nghệ thuật được mọi người yêu mến, trân trọng cũng như phát triển mạnh trong nước nhà, cũng như vươn tầm thế giới.
Riêng cá nhân tôi mong ước về nghề Đạo diễn- Biên đạo múa luôn được phát triển, tôi có quan niệm luôn phải cố gắng trong nghề, trao dồi chuyên môn, phấn đấu trong mọi công việc mà mình làm, học hỏi mọi lúc từ bạn bè, thầy cô…Tôi tương lai ngành Múa và Đạo diễn luôn phát triển, thế hệ kế thừa luôn phát huy, tạo nên những dấu ấn tốt trong Nghệ thuật Việt Nam, trong đó có nhiều học trò của tôi…
Câu chuyện chiếc "ghế nóng"
Theo cảm nhận của tôi, công việc nhìn nhận đánh giá, bình phẩm, chấm điểm…mới nhìn qua tưởng đơn giản và dễ vì đã có sẵn ba - rem điểm hay công thức gì đó đưa ra từ trước. Thế nhưng với việc làm Ban giám khảo, đây lại là việc làm mang nhiều áp lực, phải nhìn nhận ,cảm nhận đánh phá khách quan và chính xác. Với tôi khi ngồi ở vị trí "cầm cân nảy mực", với vai trò giám khảo sẽ phải chịu trách nhiệm về mỗi điểm số mà mình đưa ra vì nó quyết định đến kết quả thi của từng tiết mục hay tổng của một chương trình với kết quả cuối cùng…. Ngoài yếu tố chuyên môn, theo tôi còn cần phải biết đánh giá công tâm, nhận xét một cách dí dỏm, xác đáng và không làm mất tinh thần của người dự thi.
Đạo diễn – Biên đạo Thanh Hải cùng các đồng nghiệp trên ghế nóng
Tôi còn nhớ có lần làm giám khảo Hội diễn ca múa nhạc Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist) cùng Nhạc sĩ Nguyễn Đức trung ( Trưởng Ban Giám Khảo ) , Ca -Nhạc sĩ Nhất Sinh (Thành viên BGK) cả 3 cũng đã có những phần tranh luận nhận xét rất sôi nổi và công tâm , có cái nhìn và đánh giá chuyên môn 1 cách khách quan, để đưa ra kết quả thì rất khó khăn, vì mỗi chương trình điều có cái hay riêng, có sự đầu tư công phu kỹ lưỡng…Mỗi chương trình đều có điểm số không quá chênh lệch nhau, chỉ hơn nhau với những tiết mục Hát tốt , Múa có nội dunh hay kết cấu bố cục chương trình chặt chẽ…
Qua mỗi lần tham gia chấm các cuộc thi, tôi cảm thấy rằng các cuộc thi đều có những nét đặc sắc riêng khác nhau, phát triển hơn về mọi mặt như ca – múa tốt hơn, nội dung kết cấu chương trình được đầu tư hơn, chỉnh chu hơn. Trang phục – đạo cụ và luôn được các đơn vị quan tâm đầu tư rất lớn.Vì thế chuyện làm ban giám khảo các cuộc thi cũng có nhiều cái hay, được xem như hòa vào không khí thi đua sôi nổi của các cuộc thi, cảm nhận và học hỏi thêm nhiều cái hay từ các cuộc thi mà mình chấm…
PV